Con trai thừa kế ngai vàng của Baden Luise_Karoline_xứ_Hochberg

Thân vương Leopold, con trai cả của Louise Caroline, người sẽ thừa kế ngai vàng Baden trong tương lai

Mặc dù ban đầu các con của Louise Caroline không được công nhận hợp pháp về cấp bậc triều đại, nhưng vào ngày 20 tháng 2 năm 1796, cha của họ đã làm rõ bằng văn bản (sau đó được các con trai lớn của ông đồng ký tên) rằng các con trai của ông với người vợ thứ 2 có đủ điều kiện để kế vị ngai vàng theo thứ tự dòng nam, nếu các hậu duệ nam của đời vợ đầu tiên tuyệt tự thì các hậu duệ nam đời vợ thứ 2 có đủ quyền kế thừa ngai vàng của Baden.[2] Karl tuyên bố thêm rằng cuộc hôn nhân của ông với người vợ thứ 2 "không phải là quý tiện kết hôn, mà phải là một cuộc hôn nhân bình đẳng thực sự", mặc dù các cô con gái vẫn là nữ nam tước và các con trai chỉ được phong tước hiệu Bá tước xứ Hochberg vào thời điểm đó. Nhưng vào năm 1799, các con trai của Louise được phong tước Bá tước Đế chế xứ Hochberg (có hiệu lực từ năm 1796).[1]

Vào ngày 10 tháng 9 năm 1806, sau khi Đế chế La Mã Thần thánh tan rã và Baden được trao tước vị có chủ quyền đầy đủ là Đại Công tước xứ Baden, Karl Frederick đã xác nhận địa vị triều đại của những người con trai trong cuộc hôn nhân thứ hai của ông. Đạo luật này, một lần nữa, được ký bởi tất cả những người con trai của đời vợ đầu (tức là ba người con trai cả của ông), nhưng chiếu chỉ này không được ban hành công khai.

Karl Frederick qua đời năm 1811 và được kế vị bởi cháu trai của ông là Karl, Đại công tước xứ Baden. Vào ngày 4 tháng 10 năm 1817, vì cả ông và những người con trai khác từ cuộc hôn nhân đầu tiên của ông nội đều không có hậu duệ nam còn sống sót, Karl đã xác nhận quyền kế vị của những người chú cùng cha khác mẹ của mình, phong cho mỗi người tước hiệu, Thân vương và Bá tước xứ Baden, và phong hiệu Highness. Ông đã yêu cầu đại hội hoàng gia ở Aachen vào ngày 20 tháng 11 năm 1818, chỉ vài tuần trước khi ông qua đời, xác nhận quyền kế vị của các con trai của Louise Caroline.

Nhưng tuyên bố về sự kế vị của Baden này đã gây ra những thách thức quốc tế. Đại hội Viên, vào năm 1815, đã công nhận các yêu sách cuối cùng của Đế quốc ÁoVương quốc Bayern đối với các phần lãnh thổ của Baden ở Thượng PalatinateBreisgau, dự đoán rằng khi Karl Frederich sắp qua đời, những vùng đất đó sẽ không còn là một phần của Đại công quốc Baden nữa. Các tranh chấp đã được giải quyết bằng Hiệp ước Frankfurt, 1819, theo đó Baden nhượng lại một phần của Wertheim cho Vương quốc Bayern, vốn đã được bao bọc trong Bayern, theo đó việc kế vị ngai vàng Baden sẽ được trao cho hậu duệ của người vợ thứ 2 của Karl đã được giải quyết vào năm 1817, dưới sự đồng thuật của cả Áo và Bayern.

Năm 1830, sau cái chết của Louis I (người cai trị cuối cùng của dòng dõi cũ), con trai của Louise Caroline là Thân vương Leopold, cuối cùng đã thừa kế ngai vàng với tư cách là Đại công tước xứ Baden. Hậu duệ của Louise cai trị Đại công quốc Baden cho đến khi nó bị bãi bỏ vào năm 1918. Những kẻ giả danh hiện tại là hậu duệ của Louise Caroline.[1]